Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Setsubun - Văn hóa truyền thống xua đuổi ma quỷ và vận xui

Setsubun (節分: “tiết phân” – sự phân chia giữa các mùa) là ngày trước khi bắt đầu một mùa. Mặc dù có nghĩa là “tiết phân”, nhưng cụm từ này thường dùng để chỉ Setsubun của mùa xuân, gọi chính xác ra thì là Risshun (立春 – lập xuân) được tổ chức vào 3/2 hàng năm như một phần của Lễ hội Mùa xuân (春祭, - Haru Matsuri). Setsubun không phải là ngày quốc lễ, nhưng được tổ chức trong các đền chùa trên khắp nước Nhật.
Ngày lễ Setsubun

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Các ngày nghỉ lễ ở Nhật Bản

Ngày đầu năm mới (元日 - Ganjitsu): ngày 1 tháng 1, là quốc gia ở Đông Bắc Á nhưng kể từ khi có cuộc Duy Tân Minh Trị do Thiên Hoàng Meiji tiến hành thành công vào năm 1868, nước Nhật đã có truyền thống đón mừng Tết Nguyên Đán theo năm mới dương lịch như các nước phương Tây.
Món ăn cho ngày đầu năm mới

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Lễ thành nhân (成人の日)

Lễ thành nhân (成人の日) là một trong những quốc lễ của Nhật Bản, được tổ chức vào ngày thứ hai của tuần thứ hai trong tháng đầu tiên của một năm. Được tổ chức nhằm chúc mừng và động viên tất cả những người vừa đạt đến tuổi trưởng thành (theo luật Nhật Bản là 20 tuổi) trong năm rồi và giúp họ nhìn nhận bản thân đã trở thành người lớn.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Phong tục đón năm mới của người Nhật (phần 2)

... 
9. Đi lễ hoặc đến thăm một ngôi đền

Vào thời khắc giao thừa, người Nhật thường đến các đền chùa gần nha, xếp hàng và đợi đến lượt mình rung chuông và cầu xin may mắn trong đền, sau đó mua những tấm bùa cầu may từ những miko - 巫女 (nhà sư giữ đền) như omamori - お守り, kamifuda - 神札hoặc ema - 絵馬. Chú ý lắng nghe nhạc gagaku - 雅楽(nhạc chầu). Ở trong những ngôi đền Phật Giáo, theo phong tục cổ truyền từ xa xưa, 108 tiếng chuông được gióng lên bắt đẩu từ hơn 10 giờ ,đến đúng thời điểm giao thừa 12 giờ là tiếng chuông thứ 108 ,bắt đầu cho một năm mới.

Ý nghĩa của việc 108 tiếng chuông: Tiếng chuông vang lên 108 lần để xua đi 108 ham muốn trần tục khiến con người phải khổ sở, theo như lời răn của đạo Phật. Âm thanh sâu và trầm của tiếng chuông vang đi hàng vạn dặm qua bầu không khí đêm khô và lạnh, thông báo năm cũ đã kết thúc và chào mừng năm mới.
Omamori xinh xắn

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Phong tục đón năm mới của người Nhật (phần 1)

Phong tục đón năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được những truyền thống Á Đông điển hình, bên cạnh đó vẫn thu nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây. Không giống như các nước láng giềng ở châu Á, người Nhật đã chuyển từ Tết Âm lịch sang Dương lịch từ hàng trăm năm trước. Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu”(お正月), như một sự kiện để vinh danh vị thần Toshigamisama (年神様).

1. Đón năm mới với gia đình

Có rất nhiều người Nhật về quê để cùng đón năm mới với gia đình. Cũng giống như ở Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc và rất nhiều nước châu Á khác, người Nhật cũng quan niệm năm mới là dịp để những người thân tụ họp, ôn lại những kỷ niệm về một năm đã qua.